Nhìn vào cơ cấu dân số ở Việt Nam và sự tương quan với thu nhập, rõ ràng sự gia tăng nhanh chóng của các tầng lớp trung lưu dư giả đang thúc đẩy mạnh hơn nhu cầu về bất động sản. Việt Nam hiện đang xếp hạng cao trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) về triển vọng phát triển bất động sản. Chính vì điều này, thời gian qua nhiều nhà đầu tư ngoại đã nhảy vào thị trường trong nước, hàng loạt các thương vụ M&A đình đám đã diễn ra trong 6 tháng đầu năm, con số ngay từ quý 1 với 200 triệu USD thu hút vốn đầu tư đã nói lên điều này.
Theo số liệu mới nhất chúng tôi vừa tìm hiểu thì trong 7 tháng đầu năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN là 22,94 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó riêng lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản có tổng mức vốn đầu tư 5,6 tỷ USD, chiếm 24,4% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Nhiều thương vụ lớn trên thị trường địa ốc
Nhiều tên tuổi lớn trong ngành bất động sản toàn cầu đang chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tư tiếp theo của họ vì nó cho thấy tiềm năng to lớn cho sự phát triển trong giai đoạn trung và dài hạn. Vừa qua như Nomura Real Estate có trụ sở tại Tokyo đã thực hiện một giao dịch đáng chú ý trong tháng 1 khi họ mua 24% cổ phần tại Sun Wah Tower của Thành phố Hồ Chí Minh. Hay gần đây, Alpha King (HongKong – TQ) ra mắt tại thị trường TP.HCM, công ty này đã giới thiệu 2 dự án hạng sang mới ở trung tâm thành phố mà thời gian trước đó đã tiến hành M&A quỹ đất.
Thấy gì qua việc mua cổ phần trong tòa nhà hạng A tại Quận 1 của TP.HCM của Nomura? Nhà đầu tư ngoại rõ ràng nhìn thấy và kỳ vọng rằng nhu cầu về văn phòng tại thị trường Sài Gòn sẽ còn gia tăng trong thời gian tới. Chính điều này đã thôi thúc họ tiến hành thương vụ thâu tóm cổ phần nói trên.
Bên cạnh đó, đơn vị nghiên cứu thị trường bất động sản Savills cũng chia sẻ thông tin rằng ngoài các không gian văn phòng thì lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam cũng được xem là một lựa chọn đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Tháng 1/2018, Mikazuki Hotel (Nhật Bản) đã công bố kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào một dự án ở trung tâm thành phố Đà Nẵng. Dự án này bao gồm một khách sạn năm sao, một công viên nước và một khu liên hợp ẩm thực trên diện tích 11,5 hectares.
Một phân khúc bất động sản khác thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư ngoại chính là các dự án khu phức hợp tại các đô thị đầu tàu như Hà Nội, TP.HCM. Điển hình như CapitaLand (Singapore) vào tháng 3/2018 đã thâu tóm một dự án với vị trí đắc địa, có quy mô 0,9 hectare tại quận Tây Hồ, Hà Nội bao gồm 380 căn hộ và hơn 21,000 m2 diện tích văn phòng.
Dự án này đẩy danh mục đầu tư của CapitaLand lên đến con số 12 dự án khu dân cư, 1 khu phức hợp và 21 sản phẩm nhà ở dịch vụ trên khắp sáu thành phố ở Việt Nam (căn cứ theo báo cáo của Savills).
Những vụ mua lại này cho thấy Việt Nam tiếp tục thu hút sự quan tâm đầu tư, và Thành phố Hồ Chí Minh nổi bật trong danh sách của các nhà đầu tư, đảm bảo vị trí hàng đầu cho triển vọng đầu tư và phát triển ở châu Á Thái Bình Dương.
Nhu cầu bất động sản sẽ còn rộng mở
Như đã đề cập ở trên, “chúng tôi thấy rằng tại Việt Nam, sự gia tăng nhanh chóng của các tầng lớp trung lưu giàu có đang thúc đẩy làn sóng nhu cầu trong thời gian tới”. Đó là chia sẻ của ông Simon Smith: trưởng phòng nghiên cứu và tư vấn tại Savills Hong Kong.
Nhu cầu về bất động sản cao cấp sẽ tiếp tục tăng khi số lượng công dân tầng lớp trung lưu dự kiến đạt 44 triệu vào năm 2020 và 95 triệu vào năm 2030, ước tính công ty nghiên cứu thị trường Nielsen.*
Các nhà đầu tư nước ngoài cũng tỏ ra quan tâm đến bất động sản Việt Nam vì đất nước này đã chứng kiến số lượng khách du lịch quốc tế cao kỷ lục. Chỉ tính riêng trong 5 tháng đầu năm nay, 6.7 triệu lượt khách du lịch đã đến Việt Nam, tăng 27.6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ tăng trưởng trung bình về số lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 30% trong ba năm qua.
Một lý do khác cho sự gia tăng sự hiện diện của các nhà đầu tư nước ngoài là kết quả của việc sửa đổi luật nhà ở của Việt Nam. Các rào cản trong khuôn khổ pháp lý trước năm 2014 của Việt Nam đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài nghi ngờ cơ hội thành công của họ tại đây. Trong khả năng của mình, chính phủ đã cho thấy sự cầu thị khi nỗ lực gỡ bỏ phần nào rào cản pháp lý, môi trường đầu tư để thu hút dòng tiền chảy vào trong nước.
Có thể thấy luật nhà ở năm 2014 đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu tài sản bất động sản lên đến 50 năm với khả năng gia hạn thêm 50 năm nữa. Đồng thời Luật này cũng cho phép các doanh nghiệp nước ngoài sở hữu bất động sản trong nước sau khi được chính quyền địa phương cho phép.
Xem thêm: Bất động sản vẫn tiếp tục thu hút FDI từ nước ngoài./
Sự xuất hiện của các nhà đầu tư nước ngoài với kinh nghiệm dày dặn làm tăng sức ép cạnh tranh lên các đơn vị trong nước. Điều này suy cho cùng là sự kích thích cạnh tranh gia tăng chất lượng sản phẩm trên thị trường, người tiêu dùng bất động sản là người cuối cùng được lợi.
* Con số mang tính dự báo & tham khảo của đơn vị nghiên cứu.