Trang chủ Tin tức TP.HCM: đầu tư hạ tầng kết nối Khu Nam

TP.HCM: đầu tư hạ tầng kết nối Khu Nam

bởi Hoàng Long
Xây dựng hạ tầng kết nối khu Nam - trung tâm thành phố và các đô thị vệ tinh là thiết yếu trong sự phát triển kinh tế của thành phố.

Nghĩ đến Khu Nam Sài Gòn, nhiều người thường nghĩ đến Phú Mỹ Hưng, là Quận 7, là Nhà Bè. Nhưng con đường ngắn nhất để đi từ trung tâm Thành phố về các nơi trên cần phải xuyên qua Quận 4 hoặc Quận 8. Nhận định tầm quan trọng này, TP.HCM hiện để đẩy mạnh kế hoạch phát triển hạ tầng tại 2 quận “đầu mối” này.

UBND Thành phố vừa ủy quyền cho UBND Quận 8 thực hiện các thủ tục hành chính về thông báo thu hồi đất, quyết định thu hồi đất để thực hiện 4 dự án đầu tư trên địa bàn Quận 8 gồm: dự án xây dựng Trung tâm Y tế dự phòng phường 6; dự án đầu tư nâng cấp mở rộng đường Bình Đông; dự án xây dựng đường nối Chánh Hưng – rạch Sông Sáng; dự án đầu tư nâng cấp và mở rộng đường Bến Ba Đình.

Xây dựng hạ tầng kết nối khu Nam - trung tâm thành phố và các đô thị vệ tinh là thiết yếu trong sự phát triển kinh tế của thành phố.

Xây dựng hạ tầng kết nối khu Nam – trung tâm thành phố và các đô thị vệ tinh là thiết yếu trong sự phát triển kinh tế của thành phố.

Trước đó, để chỉnh trang và phát triển đô thị trên địa bàn Quận 4, UBND Thành phố cũng đã chỉ đạo Sở Quy hoạch – Kiến trúc đề xuất chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc và phương án xây dựng mới chung cư Trúc Giang, phường 13; thực hiện chỉnh trang đô thị khu tứ giác “Hoàng Diệu – Bắc Nam – Lê Văn Linh nối dài – Vĩnh Khánh”; mở rộng lộ giới đường Nguyễn Tất Thành về phía Cảng Sài Gòn; hoàn chỉnh phương án thiết kế cầu, đường Nguyễn Khoái, cầu Trần Đình Xu (kết nối Quận 7, Quận 4 và Quận 1)

Dù không đầu tư tập trung theo quận/huyện, Thành phố cũng đã chấp thuận đầu tư hàng loạt dự án mang tính kết nối như:

Dự án cầu Nguyễn Khoái vượt dòng kênh Tẻ nối Khu Nam vào khu vực trung tâm của thành phố với tổng chiều dài khoảng 1km, trong đó cầu dài 346m, rộng 22,5m. Điểm đầu của dự án bắt đầu từ đường D1 khu dân cư Him Lam (Quận 7) điểm cuối nằm ở đường Bến Vân Đồn (Quận 4). Dự án có tổng mức đầu tư 1.250 tỷ đồng sẽ được khởi công trong năm 2017 và hoàn thành sau 18 tháng thi công.

Dự án Đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 3 và mở rộng, nâng cấp đường Tôn Đản (Quận 4) theo hình thức đối tác Công Tư (Hợp đồng BT) của Liên danh Tổng Công ty Thái Sơn – Công ty Cổ phần Tập đoàn Phát triển hạ tầng và Bất động sản Việt Nam. Cầu Thủ Thiêm 3 có vị trí cầu bắt đầu từ đường Tôn Đản (Quận 4), băng qua đường Nguyễn Tất Thành và vượt sông Sài Gòn để nối với khu đô thị mới Thủ Thiêm (Quận 2).

Dự án cầu đường Bình Tiên nối Quận 6 với Quận 8 có tổng mức đầu tư 3.508 tỷ đồng sẽ được thực hiện từ năm 2016 – 2020. Điểm đầu kết nối với đường Phạm Văn Chí (Quận 6), băng qua đại lộ Võ Văn Kiệt, kênh Tàu Hủ, kênh Đôi (Quận 8) và điểm cuối kết nối với đường Nguyễn Văn Linh tại vị trí cách Quốc lộ 50 hiện hữu khoảng 600 mét về phía cầu Bà Lớn trên địa bàn huyện Bình Chánh.

Đặc biệt là trục đường Bắc – Nam kết nối giao thông khu vực trung tâm TP.HCM với địa bàn Quận 4, 7 và huyện Nhà Bè có tổng kinh phí dự trù hơn 6.744 tỉ đồng cũng vừa được Thành phố giao 4 liên doanh (trong đó Công ty IPC) nghiên cứu đầu tư. Trong đó: Đoạn 1 có chiều dài 3,8 km đi qua địa bàn Quận 4 và Quận 7, với lộ trình từ nút giao thông Hoàng Diệu (chân cầu Ông Lãnh) đi tới vòng xoay Tôn Đản và Vĩnh Hội (Quận 4), qua đường Lê Văn Lương bằng cầu Kênh Tẻ 2 và kết nối đến đại lộ Nguyễn Văn Linh (Quận 7); Đoạn 2 có chiều dài 7,5km, lộ trình từ nút giao Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ đến nút giao chân cầu Bà Chiêm, quy mô 6 làn xe.

Ngoài ra, còn có nhiều dự án giao thông trọng điểm khác như: Hệ thống hầm chui, cầu vượt gần 2.600 tỷ đồng tại ngã tư Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ; cầu Long Kiểng từ đường Tôn Đản quận 4 qua đường Lê Văn Lương quận 7; các cây cầu từ đường Nguyễn Khoái sang quận 7 và Nguyễn Khoái sang quận 1… vẫn trong giai đoạn nghiên cứu, lập phương án.

(Đăng Thy-CFL)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

-
00:00
00:00
Update Required Flash plugin
-
00:00
00:00