Trang chủ Tin tức Kịch bản nào cho thị trường bất động sản năm 2016

Kịch bản nào cho thị trường bất động sản năm 2016

bởi Hoàng Long

Thị trường BĐS Việt Nam luôn có sự kết nối chặt chẽ và tác động lẫn nhau với nhiều thị trường khác như tài chính đầu tư… Do vậy, một khi nền kinh tế vĩ mô được giữ ổn định như thời gian qua, các thị trường này sẽ tiếp tục có sự phát triển tốt trong tương lai.

“Năm 2016, thị trường BĐS sẽ tiếp đà hội phục và phát triển mạnh mẽ hơn năm 2015”, ông Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho biết.

Theo phân tích, trong vòng 3 – 4 năm tới, không thể có bong bóng BĐS được vì hiện đường giao dịch đang nằm ngang và dựa các yếu tố kinh tế vĩ mô, nên không thể xảy ra bong bóng. Thị trường trong năm 2016 sẽ có sự tăng trưởng mạnh hơn tuy tâm lý bong bóng BĐS quay lại đang hiển hiện trong dân.

Kịch bản nào cho bất động sản 2016?

Kịch bản nào cho thị trường bất động sản 2016?

Theo một số nhà đầu tư nước ngoài, các chính sách về nhà ở nói riêng, thị trường bất động sản nói chung cần có cái nhìn dài hơi chứ không ngắn hạn, chính sách cần hết sức minh bạch và không thay đổi chóng vánh dựa trên tác động của môi trường kinh tế.

Cơ hội tăng tốc của thị trường bất động sản

Tại tại Hội thảo “Dự báo xu hướng thị trường bất động sản Việt Nam 2016”, diễn ra ngày 5/12 tại Tp.HCM, ông Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), thị trường BĐS Việt Nam luôn có sự kết nối chặt chẽ và tác động lẫn nhau với nhiều thị trường khác như tài chính đầu tư… Do vậy, một khi nền kinh tế vĩ mô được giữ ổn định như thời gian qua, các thị trường này sẽ tiếp tục có sự phát triển tốt trong tương lai.

Nhìn lại quá khứ, ông Hà cho biết thị trường thời điểm từ 2008-2013 luôn phát triển mất cân đối, nhiều giai đoạn không có giao dịch nhưng có lúc thì giao dịch quá nóng. Tuy nhiên, các Luật và quy định mới đây dành riêng cho thị trường BĐS có những quy định chặt chẽ hơn, nhưng cũng có những điều khoản mở rộng hơn cho doanh nghiệp. Chẳng hạn, Luật cho phép người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam là một đột biến lớn cho thị trường. “Năm 2016, thị trường BĐS sẽ tiếp đà hội phục và phát triển mạnh mẽ hơn năm 2015”, ông Hà dự báo.

Cùng chung nhận định trên, ông Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng “hơi ấm” thị trường thực sự trở lại từ năm 2014, lúc đó người mua nhà đã không còn tâm lý chờ giá nhà giảm nữa. Do vậy, khách hàng bắt đầu mua nhà và đẩy thị trường ấm lên. Giao dịch nhà ở Tp.HCM và Hà Nội từ năm 2014 đến nay liên tục tăng và sẽ tăng tiếp trong tương lai, tín dụng BĐS hiện đạt 342 nghìn tỷ, các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường tăng mạnh… đã góp phần kích thích sự phục hồi khá mạnh mẽ của thị trường.

“Theo phân tích của tôi, trong vòng 3 – 4 năm tới, không thể có bong bóng BĐS được vì hiện đường giao dịch đang nằm ngang và dựa các yếu tố kinh tế vĩ mô, nên không thể xảy ra bong bóng. Thị trường trong năm 2016 sẽ có sự tăng trưởng mạnh hơn tuy tâm lý bong bóng BĐS quay lại đang hiển hiện trong dân”, ông Võ khẳng định.

Quan ngại của nhà đầu tư nước ngoài

Tuy nhiên, có một điểm quan trọng mà theo ông Võ, hiện thị trường BĐS vẫn phát triển theo hướng mất cân đối. Tức là, đa số doanh nghiệp trong ngành có xu hướng “chạy” theo phân khúc dự án nhà ở cao cấp, trong khi bỏ qua những phân khúc tầm trung hơn. Theo đó, trong giai đoạn 2016-2018, ước tính thị trường có nguồn cung đến gần 80.000 đơn vị nhà ở, thì phân khúc cao cấp đã chiếm trên 70%, trong khi nhu cầu về nhà ở bình dân đang khá lớn nhưng ít được doanh nghiệp quan tâm đầu tư.

“Doanh nghiệp cần dùng nhiều thủ pháp để đa dạng hóa vốn và hàng hóa trên thị trường. Thị trường BĐS Việt Nam đang cần các thương hiệu lớn gắn với chữ tín cao. Đó là cơ hội và thách thức cho các nhà đầu tư BĐS trong nước”, ông Võ nhấn mạnh.

Ông Jeff Foo, Chủ tịch Hiệp hội Môi giới BĐS Singapore, cũng nhận xét rằng các chính sách mới của Chính phủ Việt Nam dành cho thị trường BĐS sẽ giúp thiết lập một thị trường cân bằng hơn, minh bạch và bền vững hơn trong giai đoạn tới. Tuy nhiên, đối với các nhà đầu tư BĐS nước ngoài, họ vẫn cần nhiều thời gian để quan sát các cơ hội trên thị trường này trước khi quyết định “rót” vốn đầu tư vào đây.

“Quan ngại của chúng tôi là khi dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài “đổ” vào thị trường như hiện nay liệu nhà nước có điều chỉnh chính sách gì hay không? Liệu sau 5 hay 10 năm sẽ thay đổi theo hướng nào? Các nhà đầu tư rât quan tâm vì vì họ rất khó dự báo được những yếu tố này khi muốn đầu tư vào Việt Nam”, ông Jeff Foo nói.

Ngoài ra, một quan ngại khác mà theo một số nhà đầu tư nước ngoài, các chính sách về nhà ở nói riêng, thị trường bất động sản nói chung cần có cái nhìn dài hơi chứ không ngắn hạn, chính sách cần hết sức minh bạch và không thay đổi chóng vánh dựa trên tác động của môi trường kinh tế. Một khi thị trường BĐS Việt Nam bền vững sẽ hút lượng lớn nhà đầu tư nước ngoài tham gia.

Ông Jeff Foo nhấn mạnh: “Rất nhiều nhà đầu tư sẽ vào Việt Nam cùng phát triển sau khi Việt Nam tham gia các hiệp định kinh tế song phương và đa phương”.

(CFN)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

-
00:00
00:00
Update Required Flash plugin
-
00:00
00:00