Thành phố đang có lộ trình chuyển đổi khoảng 1/3 diện tích đất nông nghiệp sang đất đô thị để xây dựng và phát triển khu đô thị, dân cư, hạ tầng xã hội,… Định hướng quy hoạch này đã được xem xét trong mục đích phát triển thành phố về lâu dài. Tuy nhiên chưa thể triển khai ngay trong năm 2018, sẽ được nghiên cứu chi tiết và cân nhắc thận trọng.
Phương án chuyển đổi này là tiền đề để phát triển thành phố lâu dài, hiện đại, thay đổi bộ mặt xã hội, chuyển mình năng động hơn phù hợp với bối cảnh mới của nền kinh tế thị trường. Theo tính toán của các nhà khoa học, khi tăng lượng đất đô thị lên theo tỉ lệ như đã đề cập thì GDP có xu hướng tăng 2,73 lần so với thời điểm hiện tại.
Xin đưa ra các con số để so sánh tỷ trọng và giá trị gia tăng giữa 2 loại hình đất này tại TP.HCM. Hiện tại thành phố có 118052 hectare diện tích đất nông nghiệp nhưng chỉ đem lại giá trị khoảng 6494 tỷ đồng/năm, chiếm tỷ trọng 0,89% GRDP*, giá trị gia tăng chỉ đạt 55 triệu đồng/hectare. Mặt khác, tỷ trọng đất công nghiệp — dịch vụ chiếm tỷ trọng 99,11% GRDP với diện tích đất chỉ là 14264 hectare nhưng đã tạo được giá trị đến 726978 tỷ đồng, giá trị gia tăng đã đạt đến 50.9 tỷ đồng/ha.
Tuy nhiên thành phố luôn sẽ giữ lại một lượng lớn quỹ đất nông nghiệp để phát triển công nghệ sinh học, nông nghiệp chất lượng cao được định hướng phát triển lâu dài nhằm phát triển giống cây trồng, vật nuôi, cân đối giữa tỷ trọng các loại đất. Và bảo tồn cho các thế hệ tương lai.
Dự báo thị trường bất động sản năm 2018 sẽ giữ mức độ tăng trưởng khi có nhiều tin tốt về phát triển hạ tầng khu vực thành phố tại khu Nam Sài Gòn, khu Đông Sài Gòn, ngoài ra khu đô thị phía Tây Bắc thành phố cũng còn bỏ ngỏ sau nhiều năm dài yên tiếng.
*GRDP: là tổng sản phẩm tính trên phạm vi một vùng, một tỉnh, địa phương hay một thành phố nào đó, viết tắt của Gross Regional Domestic Product.
Dự án căn hộ hưng Phát Green Star quận 7 và Lavila giai đoạn 3.