Khu Nam TP.HCM đang tập trung nhiều dự án hạ tầng đã và đang được triển khai, những dự án có quy mô lớn mang tính chiến lược cho khu vực. Thị trường bất động sản vì đó cũng cho ra mắt nhiều dự án đón theo hạ tầng. Sự tự tin của chủ đầu tư là có cơ sở khi mà khu Nam Sài Gòn còn những quỹ đất, công trình hạ tầng đã, đang và sẽ triển khai trong thời gian tới.
Thành phố sẽ mở thêm nhiều tuyến đường giao thông lớn tại khu Nam.
Quy hoạch khu Nam Sài Gòn: Ở đây kể đến đầu tiên có sự đóng góp của Phú Mỹ Hưng – khi chủ đầu tư này làm trục đường Nguyễn Văn Linh, hệ thống chiếu sáng công cộng, hệ thống cấp điện từ nhà máy nhiệt điện Hiệp Phước. Kế đó là sự đóng góp tiếp tục của các nhà phát triển bất động sản chuyên nghiệp như Him Lam, Novaland, Hưng Thịnh.
Có thể bạn quan tâm:
Song song đó, phía UBND TP.HCM cũng đã dầu tư kết nối xuống khu Nam với các dự án giao thông trọng điểm như trục đường Bắc – Nam, cầu Ông Lãnh , cầu Kênh Tẻ… kết nối xuống KCN Hiệp Phước, KCN Long Hậu (Long An).
Tiếp nối đó là làm cầu Khánh Hội, trục đường bắc nam có cầu Rạch Đĩa 2, cầu Tân Thuận 2, cầu Nguyễn Văn Cừ và nâng cấp cầu chữ Y, cầu Nhị Thiên Đường, Chà Và đi qua khu Nam, cầu Nguyễn Tri Phương, đường Phạm Hùng đi xuống khu Nam, trong thời gian tới, cầu Thủ Thiêm 4 cũng sẽ được đưa vào xây dựng nối Thủ Thiêm và Khu Nam.
Cầu Phú Mỹ nối Q.7 qua khu Đông (Q.2). Đường Đông Tây đại lộ Võ Văn Kiệt tác động gián tiếp đến khu Nam. Bến Vân Đồn, mở rộng đường Nguyễn Tất Thành…
“Hiện nay mật độ dân số khu vực này đã tăng lên gấp hàng chục lần. Điều này dẫn tới giao thông quá tải đòi hỏi khu Nam phải mở thêm đường xá cầu kết nối về trung tâm. Nên việc dồn sức vào kéo hạ tầng giao thông khu Nam lên như hiện nay là một điều tất yếu”.
Hiện nay thành phố đang triển khai cầu Bình Tiên nối từ Bình Tiên quận 6 về quận 8 về Bình Chánh kết nối đường Nguyễn Văn Linh.
Thêm đó, việc xây mới cầu Rạch Đĩa ứng phó cho cầu Rạch Đĩa hiện hữu đã có kế hoạch. Đặt biệt là tuyến Metro số 4 chạy song song với đường Nguyễn Hữu Thọ…
Thông tin từ Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM cho biết, tuyến Metro số 4 dài 35,7 km đi qua các quận 1, 3, 4, 7, 12, Gò vấp, Phú Nhuận và Nhà Bè (bao gồm 0,73 km đi trên mặt đất, 18,2 km đi trên cao và 13,1 km đi ngầm). Trong đó, đoạn đi qua quận 7 và Nhà Bè có tổng chiều dài khoảng 14,5km. Được biết, tổng mức đầu tư dự án này ước tính khoảng 97.000 tỉ đồng. Vốn đầu tư của dự án đang được kêu gọi đầu tư từ các nguồn vốn ODA, BOT, PPP…
Tuyến metro số 4 có 1 số điều chỉnh đang được Hội đồng Tư vấn Đường sắt đô thị kiến nghị trình UBND TP.HCM chấp thuận, cụ thể như đoạn điều chỉnh hướng tuyến đi qua đường Nguyễn Hữu Thọ (trục đường Bắc – Nam) thay cho đường Lê Văn Lương; Kéo dài từ Nguyễn Văn Linh đến Khu đô thị Hiệp Phước dài khoảng 12 km nhánh nối vào sân bay Tân Sơn Nhất.
Theo đó, nhà ga số 2 của tuyến cao tốc này sẽ được bố trí tại Khu đô thị cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè. Hiện tại Sở Giao thông – Vận tải TP.HCM đang phối hợp các cơ quan liên quan để trình UBND TP.HCM quyết định lộ trình trên.
Một trục đường huyết mạch thứ hai đang kỳ vọng làm trỗi dậy khu Nam là dự án trục đường Bắc – Nam (từ Quốc lộ 22 – An Sương, Q.12 đến khu đô thị cảng Hiệp Phước – H.Nhà Bè).
Tuyến đường này được xác định là trục đường chính trong “Quy hoạch giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó, các giai đoạn còn phải triển khai trong thời gian tới bao gồm: Nút giao Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ: giai đoạn 1 bao gồm đảo tròn trung tâm (đường kính 60 m) và hai hầm chui cùng các nhánh trên đường Nguyễn Văn Linh, giai đoạn 2 gồm hai cầu vượt, hai hầm chui (nằm trong danh mục dự án hạ tầng trọng điểm của thành phố sẽ triển khai trong năm 2016.
Ngoài ra một loạt các tuyến đường đang được chủ trọng như tuyến đường trục Bắc – Nam (Giai đoạn 2) với chiều dài 3,8 km đi qua địa bàn Q.4 và Q.7, với lộ trình từ nút giao thông Hoàng Diệu (chân cầu Ông Lãnh) đi tới vòng xoay Tôn Đản và Vĩnh Hội (Q.4), qua đường Lê Văn Lương bằng cầu Kênh Tẻ 2 và kết nối đến đại lộ Nguyễn Văn Linh (Q.7).
Đường trục Bắc – Nam (Giai đoạn 3) chiều dài 7,5km, lộ trình từ nút giao Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ đến nút giao chân cầu Bà Chiêm, quy mô 6 làn xe. Trục Bắc Nam kết nối giao thông khu vực trung tâm TP.HCM với địa bàn Quận 4, 7 và huyện Nhà Bè có tổng kinh phí dự trù hơn 6.744 tỉ đồng.
Theo chủ trương trục đường chuẩn bị được xây dựng có chiều dài 3,8 km đi qua địa bàn Q.4 và Q.7, với lộ trình từ nút giao thông Hoàng Diệu đi tới vòng xoay Tôn Đản và Vĩnh Hội (Q.4), qua đường Lê Văn Lương bằng cầu Kênh Tẻ 2 và kết nối đến đại lộ Nguyễn Văn Linh (Q.7).
Dự kiến sẽ thực hiện trong 4 năm từ 2016-2020. Hay như trục đường Trần Đình Xu – Nguyễn Khoái – KDC Him Lam cũng đã được phê duyệt trong quy hoạch phát triển Quận 4 đến năm 2020 của thành phố.
Xu hướng đầu tư phát triển bất động sản tại khu Nam Sài Gòn.
Quỹ đất của TP.HCM ở những vị trí đẹp như khu Nam ngày càng khan hiếm, bởi vậy các nhà đầu tư đã có các quỹ đất ở các khu vực trung tâm của quận 7, Nhà Bè sẽ tung ra khai thác trong thời gian tới để đón đầu quy hoạch khu Nam Sài Gòn.
Hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm đang được đổ dồn về đây như hầm chui và cầu vượt tại nút giao thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ dự kiến hoàn thành năm 2018. Ngoài ra đề án mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ, xây cầu Kênh Tẻ 2 và cầu Nguyễn Khoái kết nối Q.7 và Q.4 góp phần giảm tải ùn tắt giao thông cũng đang trong quá trình đợi phê duyệt.
Như vậy khi các công trình này được đưa vào sử dụng, khách hàng sẽ rút ngắn đáng kể khoảng cách di chuyển tới khu trung tâm cũng như các quận lân cận khác như Q.2, Q.4, Q.4, Q.5, Q.8 và các tỉnh phía Nam” đại diện Novaland cho biết.
Nắm bắt cơ hội đón đầu hạ tầng Nam Sài Gòn các chủ đầu tư, nhà phát triển dự án chuyên nghiệp như Him Lam, Novaland, Phú Mỹ Hưng, Phú Long, M.I.K, Kiến Á (Lavila), Vinacapital, Hưng Lộc Phát (The Green Star)… cũng đồng loạt phát triển các dự án tại khu Nam, tạo thành một chuỗi sản phẩm phong phú cho sự lựa chọn của khách hàng.
Các nhà đầu tư ở khu Nam Sài Gòn đã có được chủ trương đầu tư đều nhận ra giá trị khi TP.HCM đã “châm ngòi” phát triển ra biển – đây là xu thé tất yếu của bất kỳ quốc gia nào về quy hoạch phát triển đô thị. Mở màn cho chủ trương này là tuyến cao tốc Bến Lức đi về Nhà Bè… sẽ kích thích khu vực này phát triển.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia khu Nam là khu thấp nên từ xa xưa đã trở thành vùng thoát nước của TP.HCM vì vậy khi khu Nam phát triển phải giải quyết được bài toán chống ngập úng. Trước đó, một số lãnh đạo TP.HCM đã đưa ra quy định một dự án có san lấp mặt nước thì chủ đầu tư phải đào lại hồ bằng diện tích san lấp mặt nước để bù lại việc điều tiết nước.