Khi giao dịch nhà đất hằng ngày, chúng ta rất thường nghe các đơn vị đo lường như mẫu đất, công đất, sào đất,… Mà đặc biệt lại có sự khác biệt về quy ước giá trị khi quy ra mét vuông giữa các vùng địa lý của Việt Nam giữa các khu vực miền Bắc-Trung-Nam. Nhằm giúp quý khách hàng dễ dàng hiểu được quy ước đo lường đó, trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập chi tiết các giá trị đo lường này ra các đơn vị đo phổ thông (mét vuông m2) để quý khách tiện quy đổi, để tránh bỡ ngỡ khi gặp ngoài thực tế.
Bài viết này khi đánh số sẽ sử dụng dấu chấm “.” để đánh dấu ngăn phần thập phân, và sử dụng dấu phẩy “,” để đánh dấu ngăn cho phần ngàn. Ví dụ: khi viết 10,000 hiểu là mười ngàn đơn vị, khi viết 0.75 sẽ hiểu là ba phần tư đơn vị.
1 sào, 1 mẫu, 1 công là bao nhiêu mét vuông m2?
Sào là đơn vị đo lường phổ thông thường gặp nhất, theo tiêu chuẩn thì 1 sào = 1/100 mẫu hoặc 1/10 công.
Tùy thuộc vào các khu vực miền địa lý của Việt Nam thì có một chút sự khác biệt.
- Miền Nam: 1 sào = 1,000 m2, hay 1 mẫu = 10 công = 12,960 m2.
- Miền Trung: 1 sào = 500 m2 = 1/10 mẫu, hay 1 mẫu = 10 sào = 4,999.5 m2
- Miền Bắc: 1 sào = 360 m2, hay 1 mẫu = 10 sào = 3,600 m2
Khi quy ra đơn vị đo lường tiêu chuẩn quốc tế: hecta (hectare) ký hiệu là ha. Thì:
- 1 ha (hecta) = 10,000 m² = 0.01 km²
- 1 mẫu Bắc Bộ ~ 0.36 ha – hecta
- 1 mẫu Trung Bộ ~ 0.5 ha – hecta
- 1 mẫu Nam Bộ ~ 1.3 ha – hecta
- 1 sào Bắc Bộ ~ 0.036 ha – hecta
- 1 sào Trung Bộ ~ 0.05 ha – hecta
- 1 sào Nam Bộ ~ 0.13 ha – hecta
Các loại thước đo cũ
Trong hệ đo lường lâu đời tại Việt Nam, có ít nhất hai loại thước đo chiều dài với các giá trị trước năm 1890 là thước ta ( hay thước mộc, bằng 0.425 mét) và thước đo vải (bằng 0.645 m).
Nếu quy đổi theo hệ thống thước đo thời vua Nguyễn thì có ba loại thước chính là: thước đo vải (từ 0.6 đến 0.65 mét), thước đo đất (luôn là 0.47 mét) và thước mộc (từ 0.28 đến 0.5 mét).
Nhìn chung thì sự chênh lệch các chỉ số đo không nhiều. Trong đo đạc mua bán nhà đất, người bán và người mua nên thống nhất theo một tiêu chuẩn đo nhất định. Không thể một người miền Bắc đi mua một mảnh đất của người Nam lại tính theo cách của vùng phía Bắc, người Nam lại tính riêng. Vì vậy, cách quy đổi theo tiêu chuẩn quốc tế là rất cần thiết trong giao dịch mua bán.
Những điều thú vị về cách đo lường trên thế giới
Trên thế giới, vẫn còn 3 quốc gia vẫn không áp dụng đơn vị đo lường quốc tế đó là Mỹ, Liberia và Myanmar. Dựa trên các yếu tố lịch sử, 3 quốc gia này không thay đổi phương cách đo lường cho đến ngày hôm nay. Và điều đặc biệt, có một trở ngại cho sự thay đổi đó là “phép vua, thua lệ làng”, từ người dân cho đến các cơ quan hành pháp cũng phải áp dụng các hình thức đo lường phù hợp trong mỗi vùng, áp dụng cho các hình thức đo đất đai, đường xá cho đến các công trình lớn.
Tại Việt Nam, nếu bạn là người Miền Bắc sẽ thấy lạ lẫm đối với cách đo lường của người miền Trung, hoặc người miền Trung cảm thấy sự khác biệt so với cách đo lường của người Miền Bắc so với vùng Nam. Tuy nhiên, tất cả đều phải dùng một quy chuẩn chung được nhà nước cho phép trên toàn quốc.
Trên đây chúng tôi cung cấp một số thông tin hữu ích về các đơn vị đo lường đang được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam. Và yếu tố này sẽ giúp ít cho bạn trong việc đo lường các loại đất đai, đường xá, nhà cửa.
Hoàng Long – ST