Trang chủ Tin tức Xu hướng đầu tư địa ốc chuyển từ Tp.HCM sang các tỉnh

Xu hướng đầu tư địa ốc chuyển từ Tp.HCM sang các tỉnh

bởi Hoàng Long
Thị trường địa ốc Tp.HCM khan nguồn cung, ngay lập tức xu hướng đầu tư dịch chuyển về các tỉnh.

Trong vòng 10 năm trở lại đây, thị trường bất động sản ghi nhận xu hướng chuyển dịch lớn nguồn đầu tư từ khu vực Tp.HCM chuyển về các tỉnh và các thành phố biển.

Làn sóng đầu tư dự án bất động sản đổ về các tỉnh

Một đơn vị kinh doanh địa ốc là DKRA chuyên bán thị trường đất tỉnh ghi nhận sự sôi động tại phân khúc đất nền dự án. Kể từ thời điểm quý 2/2018, toàn thành phố HCM ghi nhận sự chững lại về tổng cung, vì vậy cơn sóng đầu tư vào phân khúc này ngay lập tức chuyển đến các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Phan Thiết mà thậm chí là đến cả các tỉnh miền Trung như Quảng Nam Đà Nẵng, Bình Thuận, Khánh Hòa,…

Đáng chú ý, sự thu hút giới đầu tư không chỉ diễn ra tại phân khúc đất nền, mà còn lan ra nhiều phân khúc khác như: căn hộ, nhà phố, biệt thự, bất động sản phức hợp vừa có nghỉ dưỡng kèm khu vui chơi giải trí với nhiều hạng mục hấp dẫn. Sự chuyển dịch này cho thấy nhu cầu đầu tư sẽ thay đổi khi thị trường địa phương Tp.HCM “khan hàng”, nhà đầu tư sẽ kỳ vọng và khu vực khác với lợi thế hạ tầng kết nối lý tưởng và có tiềm năng phát triển trong tương lai.

Nhiều chủ đầu tư tại Tp.HCM đã nhanh chóng thay đổi linh hoạt nguồn cung của mình ngay lập tức để đáp ứng cho thị trường, họ chuyển sang kinh doanh sản phẩm đất nền, căn hộ ở tỉnh. Ghi nhận thị trường có thể thấy nhiều dự án với cả nghìn hectare của các nghiệp bất động sản nổi bật như: Phát Đạt, Hưng Lộc Phát, Novaland, Nam Long, Đất Xanh, Netland,… được tung ra thị trường. Các dự án này có vị trí tọa lạc ở các tỉnh như Bìa Rịa – Vũng Tàu, Phan Thiết, Long An, Đồng Nai, Quảng Ngãi, Nha Trang, Đà Nẵng, Bình Định và Cà Mau.

Việc khan hiếm nguồn cung tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh được nhìn nhận là do quy trình pháp lý gần đây của thành phố khi hạn chế nguồn cung các dự án mới ra thị trường. Chính điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp bất động sản. Và do đó, các chủ đầu tư đã nhanh chóng chuyển ra thị trường tỉnh nhằm đảm bảo cho nguồn doanh thu và duy trì hoạt động của doanh nghiệp.

Đất nền ở tỉnh và các thành phố ven bển có hạ tầng kết nối giao thông tốt luôn hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư.

Đất nền ở tỉnh và các thành phố ven bển có hạ tầng kết nối giao thông tốt luôn hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư.

Ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch Công ty đầu tư Nam Long cho biết: “thủ tục hành chính kéo dài đã khiến nhiều dự án tại TP. HCM bị đóng băng, làm chậm tiến độ dự án, khiến rổ hàng hóa (nguồn cung) bị thiếu hụt, đẩy giá sản phẩm tăng cao. Và cũng chính thực trạng thủ tục hành chính kéo dài đã khiến các doanh nghiệp rời bỏ thị trường TP.HCM, chuyển về những tỉnh thành lân cận hoặc xa hơn để làm dự án. Thực tế này sẽ khiến cho sức hấp dẫn của thành phố bị giảm trong ngắn hạn.

Cũng nhìn nhận về điều này, ông Phạm Lâm – Tổng giám đốc Danh Khôi Á Châu (DKRA) cho biết thị trường sẽ hình thành những điểm nóng bất động sản mới theo 2 cụm. Cụm thứ nhất là doanh nghiệp TP.HCM sẽ tìm về các vị trí giáp ranh, lân cận để làm dự án và cụm thứ hai là doanh nghiệp sẽ vươn ra tận các thành phố biển để phát triển dự án và bán hàng.

Thách thức và triển vọng gì với thị trường bất động sản khi xảy ra xu hướng dịch chuyển này?

Xu hướng thị trường chuyển dịch như trên cũng không quá bất ngờ khi giá đất tại Tp.HCM đã tăng cao liên tục trong 4 năm qua, cũng như bị khóa nguồn cung. Điều đó sẽ tạo ra các thách thức tác động trong ngắn và trung hạn như:

Dòng tiền đầu tư vào thành phố cũng phần nào chuyển theo thị trường, đổ về các tỉnh.
Trước hết là sự thiếu đồng bộ về hạ tầng xã hội và hạ tầng giao thông kết nối vùng.
Tiếp đến là sự tăng trưởng nóng tại các tỉnh giáp ranh, các đô thị biển vốn ẩn chứa nhiều rủi ro về khả năng thực hiện các dự án có quy mô quá lớn.
Thứ nữa là sự biến động giá cả, xảy ra tình trạng sốt giá, gây bất ổn cho thị trường.
Khả năng thanh khoản của bất động sản ở tỉnh sau khi cơn sốt nóng đi qua.

Xem thêm: Chuẩn bị siết chặt tín dụng cho phân khúc bất động sản cao cấp trên 3 tỷ đồng./ Cả trăm dự án tại TP.HCM bị đóng băng, thị trường thiệt đơn thiệt kép.

Nhìn ở góc độ ngược lại thì cuộc dịch chuyển về các tỉnh lân cận và các thành phố du lịch biển có tính liên kết về hạ tầng giao thông chính là kênh mới, tạo cơ hội và mở rộng thị trường cho các nhà đầu tư bất động sản, nhất là các nhà đầu tư có thực lực về tài chính.

AD (https://longphi.net/)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

-
00:00
00:00
Update Required Flash plugin
-
00:00
00:00