Hiện nay ghi nhận trên thị trường mặc dù nhu cầu giao dịch bất động sản giảm trong mùa dịch Wuhan CoronaVirus (Covid-19) nhưng giá nhà không giảm. Tưởng chừng đây là nghịch lý của thị trường, nhưng khi tìm hiểu các yếu tố tạo nên hiện tượng này thì không phải như vậy.
Giá nhà vẫn duy trì ở mức như trước mùa dịch
Theo ghi nhận trong quý 1/2020, tổng số lượng sản phẩm đơn vị bất động sản chào bán tại Việt Nam bao gồm cả hàng tồn kho và hàng mới mở bán là 53,236 đơn vị. Trong đó số lượng giao dịch là 7,641 sản phẩm với tỷ lệ hấp thụ tương đương là 14.3%. Trong 4 năm liên tiếp thì đây là năm có lượng giao dịch thấp nhất so với cùng kỳ các năm trước.
Lý giải về điều này, chúng tôi ghi nhận lý do thứ nhất chính là nguồn cung của sản phẩm. Thời điểm này mà đúng hơn là cả năm 2019 vừa qua cho đến thời điểm này, thị trường bất động sản thực sự khan hiếm sản phẩm. Nhiều dự án vướng mắc pháp lý không thể hoàn thành kịp lộ trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Thêm vào đó, năm ngoái Ngân hàng nhà nước ban hành thông tư số 22/2019/TT-NHNN áp dụng từ ngày 1/1/2020 càng siết cho vay vào lĩnh vực bất động sản, giảm hạn mức cho vay đối với các dự án bất động sản cao cấp và một số chủ đầu tư có nhu cầu vay số lượng lớn cho nhiều dự án bất động sản. Động thái này nhằm hạn chế và kiểm soát rủi ro cho thị trường tín dụng nhưng cũng làm hạn chế phần nào khả năng tiếp cận nguồn vốn làm dự án của doanh nghiệp địa ốc.
Một nguyên nhân thứ 3 tác động mạnh mẽ chính là tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp của virus cúm Vũ Hán (Wuhan Coronavirus – Covid-19) từ trước tết âm lịch Canh Tý 2020 cho đến nay. Các chủ đầu tư lớn-nhỏ, các công ty tổ chức sự kiện đều phải tuân thủ các quy định cách ly của chính quyền sở tại. Do đó, các sự kiện “mở bán” dự án đều không diễn ra như dự định mà có xu hướng lùi lại chờ diễn biến của dịch bệnh, chờ chỉ đạo từ phía chính quyền. Không dừng lại ở đó, ảnh hưởng của virus cúm Vũ Hán covid-19 cũng làm chậm tiến độ của việc thi công dự án từ các nhà thầu.
3 nguyên nhân mà chúng tôi vừa nêu trên tác động vào nguồn cung của thị trường, trong khi nguồn cầu không có xu hướng giảm. Điều này dẫn đến giá cả bất động sản/nhà đất có xu hướng chững lại chờ diễn biến của thị trường.
Phản ứng từ thị trường
Con số về các lượt tìm kiếm về nhà đất trong thời gian nghỉ, chờ dịch từ Google Trends, tại Việt Nam, trong tháng 2 và 3, lượng tìm kiếm với từ các khóa liên quan đến có xu hướng tăng. Cho thấy sự quan tâm đến bất động sản dân dụng chưa bao giờ có dấu hiệu giảm, kể cả trong mùa dịch cúm này.
Chính vì vậy, tưởng chừng đó là nghịch lý khi dịch cúm coronavirus có thể tác động vào giá nhà theo xu hướng giảm nhưng thực tế thì hầu như giá nhà không thay đổi. Thì điều này thực tế yếu tố giá lại chịu tác động của nguồn cầu khi mà nhu cầu ở thực vẫn ở mức cao. Xem thêm: quá trình đô thị hóa: Việt Nam hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư ngoại./ Dòng vốn lớn chờ đổ vào thị trường địa ốc.
Chờ diễn biến của các yếu tố ngoại tác
Nguồn sản phẩm mở bán trên thị trường thời điểm này chủ yếu đến từ hàng tồn kho của doanh nghiệp bất động sản, các sản phẩm này đã đầy đủ yếu tố pháp lý cho việc mở bán. Các sản phẩm mới xuất hiện rải rác không có nhiều. Đứng trước những khó khăn này, nhiều doanh nghiệp kinh doanh địa ốc đã đóng cửa, thu hẹp quy mô hoạt động. Tính đến hết tháng 3/2020 vừa qua đã có 300 sàn địa ốc dừng hoạt động, 500 sàn hoạt động cầm chừng trên tổng số khoảng 1,000 sàn giao dịch trên cả nước.
Nhìn chung thị trường bất động sản Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn cầm chừng chờ diễn biến của các yếu tố ngoại tác như chính sách pháp lý, chính sách về nguồn vốn, mức cân đối nguồn cung-cầu, nhưng quan trọng nhất vẫn là diễn biến của dịch covid-19. Nó tác động mạnh vào hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản. Khi các rào cản này tháo gỡ, cũng là lúc thị trường bất động sản sẽ sôi động trở lại.
Tham khảo các dự án căn hộ The View quận 7, căn hộ RichLane Residences, xem penthouse Millennium mà chúng tôi đang kinh doanh.
LH (https://longphi.net/)