Thay vì phát triển các dự án nghỉ dưỡng theo mô hình quá quen thuộc với thị trường, nhà đầu tư nên mạnh dạn thay đổi loại hình sản phẩm để có thể nắm bắt xu hướng thay đổi tiêu dùng bất động sản nghỉ dưỡng trong thời gian 5 – 10 năm tới. Đó là chia sẻ của ông Rudolf Hever – Giám đốc Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương tại tọa đàm với chủ đề “Đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng: Cơ hội, rủi ro” vừa diễn ra tại TP.HCM vừa qua.
Dòng tiền nền kinh tế đang đổ vào bất động sản nghỉ dưỡng /
2017: dự báo thị trường bất động sản vẫn tiếp tục tăng trưởng.
Một số khẩu vị đầu tư mới của thị trường
Theo gợi ý của vị này, bất động sản nghỉ dưỡng ngoài sản phẩm quá quen thuộc là các khu resort đơn thuần, các khu biệt thự biển, khách sạn – condotel thì mô hình đáng chú ý như Resort Spa & Wellness là dạng resort cung cấp dịch vụ về spa và trị iệu cho các khách hàng với thơi gian lưu trú dài hơn. Một số mô hình nghỉ dưỡng giới hạn dịch vụ vừa phải thay vì nhiều mô hình khách sạn 5 sao với đầu tư lớn về công nghệ, quản trị và nhân lực.
Một loại mô hình mới lạ mà chúng tôi thấy thời gian qua Vingroup đã đang và sẽ triển khai thêm nhiều dự án nghỉ dưỡng trong hệ sinh thái khép kín. Các khách hàng nghỉ dưỡng ở tại biệt thự biển Vinpearl vui chơi tại Vinpearl Land, chăm sóc sức khỏe tại Vinmec, làm đẹp tại Vincharm, mua sắm tại Vinmart, Vincom, du lịch sinh thái VinEco (triển khai tại dự án Vinpearl Nam Hội An, Quảng Nam)… Mô hình resort & villas này rất ít chủ đầu tư làm được do yêu cầu tiềm lực tài chính mạnh với quy mô đầu tư lớn dàn trải nhiều hạng mục công trình.
Biệt thự biển: kênh đầu tư sinh lời cao và ổn định./
Nhìn chung những mô hình kinh doanh nghỉ dưỡng mới sẽ làm đa dạng và phong phú loại hình sản phẩm du lịch, hấp dẫn khách hàng nhiều hơn, khách hàng có nhiều lực chọn hơn. Đó có thể là xu hướng trong 5-10 năm tới.
Nghiên cứu của Savills cho thấy, khi thống kê tại thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam, đa số các nhà đầu tư đều nhìn vào phân khúc bất động sản cao cấp hạng sang mà quên mất các dự án phân khúc hạng trung cao cấp giới hạn dịch vụ. Đơn cử như tại khu vực Hà Nội có đến 3 thương hiệu khách sạn lớn như Hilton, InterContinential &Sofitel, còn ở Bangkok là 5 khách sạn. Đối với dự án trung cao cấp giới hạn dịch vụ thì Hà Nội chỉ có 1 trong khi ở Bangkok có đến 9 dự án như thế.
Việc đua nhau làm bất động sản nghỉ dưỡng nếu thiếu tầm nhìn dài hn5 sẽ gây ra lãng phí lớn, vì như chúng tôi đã đề cập ở trên, dự án nghỉ dưỡng 5 sao ra ồ ạt nhưng lại thiếu những hương vị mới sẽ làm cho thị trường thiếu tính đa dạng. Cuộc chơi bất động sản nghỉ dưỡng là cuộc chơi nghìn tỷ, nhà đầu tư nào mạnh và có tầm nhìn xa sẽ càng mạnh và ngược lại.