Bộ Xây dựng đã đề xuất cải cách thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nhà ở xã hội và thương mại giá rẻ. Đây là một trong những giải pháp được đề xuất trong báo cáo mới nhất của Bộ, được đệ trình lên Quốc hội trước kỳ họp tháng 5 bắt đầu từ ngày 20/5/2019.
Xem thêm: Ban hành khung pháp lý cho condotel & officetel vào quý 3/2019./ Sắp siết tín dụng cho phân khúc bất động sản cao cấp trên 3 tỷ./
Bộ cũng yêu cầu Thủ tướng và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét bổ sung vốn đầu tư công để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, đề xuất Quốc hội và Chính phủ nên sửa đổi và bổ sung các chính sách phát triển các dự án nhà ở xã hội cho người lao động.
Thiếu nguồn cung dự án nhà ở xã hội và nhà giá rẻ
Theo báo cáo, chương trình nhà ở xã hội tại các khu vực đô thị trên toàn quốc, 198 dự án đã được hoàn thành với hơn 81,700 căn, 226 dự án khác đang được xây dựng với tổng số khoảng 182,200 căn.
Trong khi đó, chương trình phát triển nhà ở xã hội tập trung vào người thu nhập thấp ở khu vực thành thị đã hoàn thành 98 dự án với tổng số khoảng 40,700 căn hộ. Ngoài ra, 100 dự án nhà ở xã hội cho công nhân trong các khu công nghiệp đã được hoàn thành với khoảng 41,000 căn hộ.
Cấu trúc của các sản phẩm nhà ở đã được điều chỉnh theo hướng nhà ở giá rẻ nhưng sự thay đổi không đủ để đáp ứng nhu cầu. Theo thống kê của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), hiện có khoảng 60% – 70% dân số tại các đô thị Việt Nam, đặc biệt là tại 2 khu vực đô thị lớn là: Hà Nội và TP.HCM có nhu cầu cao về mua nhà ở giá rẻ, nhưng nguồn cung của thị trường không đủ. Sự chênh lệch nguồn cung lớn xảy ra, thị trường dồi dào các sản phẩm nhà ở cao cấp, đắt tiền nhưng thiếu trầm trọng nguồn cung sản phẩm giá rả, nhà ở xã hội.
Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 sẽ xây dựng khoảng 12.5 triệu m2 nhà ở, nhưng đến thời điểm hiện tại mới chỉ thực hiện được khoảng 4 triệu m2, do thiếu nguồn vốn đầu tư.
Bộ xây dựng cho biết rất khó để đảm bảo tài trợ cho nhà ở xã hội vì chương trình hỗ trợ nhà ở xã hội không nằm trong danh sách các chương trình ưu tiên sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước. Kể từ cuối năm 2016, các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội đã phải vật lộn để đảm bảo các khoản vay cần thiết để đáp ứng lộ trình phát triển của họ.
Thị trường vẫn chưa đủ minh bạch, giá nhà đất tăng mạnh
Theo nhận định của các chuyên gia trong ngành, giá cả hàng hóa bất động sản hiện nay, đặc biệt là giá nhà ở chưa ổn định, không phản ánh đúng giá trị thực của bất động sản, cũng như không phù hợp với khả năng chi trả của số đông. Vẫn xảy ra hiện tượng đầu cơ tại nhiều địa phương trong cả nước, làm ảnh hưởng đến mặt bằng giá toàn thị trường.
Ngoài ra, thị trường bất động sản còn chịu ảnh hưởng từ sự thiếu minh bạch của các cơ quan quản lý. Nhiều địa phương chưa thực hiện triệt để hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án, vẫn còn tồn tại cơ chế xin – cho – chỉ định dự án bất động sản, dễ xảy ra các hệ lụy tiêu cực.
THP (https://longphi.net/)