Trang chủ Tin tức TPHCM chuyển 26000 hecta đất nông nghiệp sang công nghiệp & dịch vụ

TPHCM chuyển 26000 hecta đất nông nghiệp sang công nghiệp & dịch vụ

bởi Hoàng Long
Thành phố Hồ Chí Minh TPHCM quy hoạch chuyển đổi hơn 26000 ha đất nông nghiệp thành công nghiệp và dịch vụ.

Tại kỳ họp thứ 9 HĐND TPHCM 10/7, ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TPHCM cho biết, Chính phủ vừa đồng ý cho TPHCM chuyển đổi khoảng 26,000 hecta đất nông nghiệp sang đất sử dụng cho mục đích công nghiệp và dịch vụ.

Quy hoạch đất nông nghiệp để đầu tư hoàn chỉnh 4 dự án khu đô thị vệ tinh

Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho biết, số đất được chuyển đổi sẽ dùng đầu tư hoàn chỉnh 4 dự án đô thị vệ tinh, ưu tiên phân bổ đất đai cho các ngành dịch vụ, tài chính và công nghiệp trọng yếu. Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường, ông Nguyễn Toàn Thắng thừa nhận, một số chỉ tiêu về sử dụng đất trong thời gian qua đã không thực hiện được theo quy hoạch làm hạn chế hiệu quả sử dụng đất và bảo vệ môi trường.

Chính quyền TPHCM sẽ thực hiện nhiều giải pháp để tăng hiệu quả sử dụng đất như rà soát sử dụng đất tại 1,400 dự án, chuyển 26,000 ha đất nông nghiệp sang đất công nghiệp, dịch vụ… Dự kiến việc chuyển mục đích sử dụng này sẽ mang lại giá trị sơ bộ vào khoảng 1.5 triệu tỉ đồng!!

TPHCM - Thành phố Hồ chí Minh quy hoạch đất nông nghiệp chuyển đổi thành đất công nghiệp và dịch vụ quy mô hơn 26000 hectare.

Đánh giá về việc này, Chính quyền cho rằng việc cơ cấu lại mục đích sử dụng đất ở TPHCM và rà soát hiệu quả sử dụng các dự án đất công tại TPHCM rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt khi 7 chương trình đột phá (giai đoạn 2015 – 2020) hiện đã đi được nửa chặng đường nhưng gặp nhiều khó khăn trong huy động vốn.

Theo ông Nhân, chương trình đột phá về giảm ngập úng của thành phố cần đến 73,000 tỉ đồng nhưng hiện mới chỉ huy động được 63%. Chương trình giảm ô nhiễm môi trường, chương trình giảm ùn tắc giao thông, chương trình chỉnh trang đô thị… cũng đang rơi vào khó khăn tương tự. Đáng chú ý, chương trình chỉnh trang đô thị mà trong đó mục tiêu giải tỏa hàng chục ngàn căn nhà ven kênh rạch đến năm 2020 có thể chỉ đạt khoảng 20% kế hoạch.

Do vậy, vốn xã hội hóa rất cần thiết và nếu không có giải pháp đột phá thì nguy cơ các chương trình này sẽ không thể hoàn thành vào năm 2020.

“Chúng ta cần phải rà soát lại, thay đổi cách tiếp cận để thu hút vốn đầu tư từ tư nhân cho các chương trình”, ông Nhân nêu giải pháp. Theo ông, nguồn lực để thành phố có thể nhắm đến khai thác hiệu quả hơn chính là con người với lực lượng hơn 5 triệu lao động, ứng dụng tối đa khoa học công nghệ vào tất cả các lĩnh vực dịch vụ, sản xuất, tạo kết nối giữa khoa học – doanh nghiệp – nhà nước song song với đẩy mạnh thu hút đầu tư, ưu tiên dồn vốn cho các dự án kết thúc vào năm 2020 để người dân được hưởng lợi.

Còn theo lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố, từ nay đến năm 2020, theo nghị quyết được Chính phủ phê duyệt thì TPHCM sẽ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất theo hướng: điều chỉnh diện tích đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội.

Hiện TPHCM dành khoảng 4,420 hecta đất dành cho các khu công nghiệp và sắp tới sẽ điều chỉnh tăng lên 5,914 hecta. Song song đó, thành phố sẽ rà soát lại hiệu quả sử dụng đất khoảng 1.400 dự án, nếu chủ đầu tư yếu năng lực, chậm triển khai sẽ xử lý thu hồi đất.

Trong hơn 5 năm gần đây, chính quyền TPHCM đã thu hồi 576 dự án chậm triển khai, gây lãng phí đất với tổng diện tích khoảng 5,900 hecta.

4 đô thị vệ tinh theo quy hoạch:

Phía đông khu vực phường Long Trường, Q.9 giáp với trục cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây với diện tích khoảng 280 ha. Phía tây khu vực giáp Quốc lộ 1 thuộc xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh (200 ha), trục Nguyễn Văn Linh. Phía nam gồm khu A đô thị mới Nam Sài Gòn, trục đường Nguyễn Hữu Thọ (110 ha) và phía bắc thuộc khu Tây – Bắc (500 ha), hướng Quốc lộ 22.

Xem tham khảo dự án The Infiniti quận 7 của Keppel Land.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

-
00:00
00:00
Update Required Flash plugin
-
00:00
00:00